Khám phá những phong tục thú vị giáng sinh ở Nga

Khám phá những phong tục thú vị giáng sinh ở Nga

Nga là một đất nước có nhiều phong tục truyền thống hết sức độc đáo và thú vị. Vậy giáng sinh ở Nga thì sao? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để biết rõ hơn nhé!

Thời gian

Nga và các nước Đông Âu theo đạo Chính Thống sẽ tổ chức đón Giáng sinh vào ngày 7/1 hàng năm, nghĩa là muộn hơn 13 ngày so với Giáng sinh của Công giáo (25/12) tại các nước Châu Mỹ, Châu Úc, Tây Âu và một số nước ở Châu Phi. 

Trong lịch sử, Chính thống giáo và Công giáo đều có ngày lễ giáng sinh chung. Tuy nhiên, từ năm 1582, nhiều nước Châu Âu đã theo lịch mới là lịch Grigori, trong khi người Nga vẫn sử dụng lịch Julian cho tới thời Xô Viết. Cũng chính vì lý do này mà lễ giáng sinh ở Nga sẽ được bắt đầu vào ngày 7/1 hằng năm, muộn hơn 13 ngày so với các nước khác.

giáng sinh ở Nga 1

Phong tục đón giáng sinh ở Nga

Cây Evergreen

Đây là một điều cực kỳ thú vị trong phong tục đón Giáng sinh ở Nga. Nếu như mọi người ở hầu hết các nước khác trên thế giới sẽ trang trí cây thông để đón Noel, thì người Nga còn tạo ra một loại cây khác với tên gọi là Evergreen nghĩa là cây xanh mãi, loại cây này cũng được xem là cây năm mới. 

Ăn chay trong 40 ngày trước Giáng sinh

Ăn chay là phong tục đón Giáng sinh tại Nga khá ấn tượng. Trước dịp lễ này 40 ngày, người Nga sẽ bắt đầu ăn chay với những quy định vô cùng nghiêm ngặt. Theo đó trong thời gian ăn chay, tuyệt đối không được phép động tới những thực phẩm như thịt, trứng, sữa hay mỡ động vật. Vào các ngày thứ 2, thứ 4 và thứ 6 thì không được ăn cá và uống rượu, các ngày còn lại sẽ ăn thức ăn chế biến với dầu thực vật.

Ngày 6/1 là ngày cuối cùng của lễ ăn chay, tuy nhiên mọi người sẽ chỉ được ăn các món thịt trở lại khi ngôi sao đầu tiên mọc lên. Trong buổi tối ngày 6/1 này, người dân Nga sẽ đốt lửa và quây quần, tụ họp cùng nhau quanh đống lửa. Họ tin rằng đốt lửa sẽ xua đi những điều không may mắn và sưởi ấm linh hồn của những người đã khuất. 

Mâm cỗ và phong tục trong ngày đầu tiên

Trong ngày 7/1, là ngày đầu tiên kỳ lễ người vợ sẽ ở nhà dọn dẹp nhà cửa, cũng như chuẩn bị một bàn ăn cho đêm giáng sinh với 12 món trong đó không thể thiếu các món Pagach (chiếc bánh mì cỡ lớn) và Kutya (món tráng miệng làm từ ngũ cốc, nho khô, mật ong và hạt anh túc), món cháo đặc được nấu từ lúa mì và nho khô hoặc đại mạch.

Người chồng có thể đi thăm hỏi bà con, hàng xóm trong ngày đầu tiên của năm mới. Sang ngày thứ 2 người chồng phải ở nhà và người vợ sẽ đi thăm hỏi mọi người. Phong tục đón Giáng sinh ở Nga này rất thú vị, người ta sẽ tuân thủ những quy định và điều kiêng kỵ riêng theo truyền thống. 

Ở Nga, đêm Giáng sinh thường có tiệc với nhiều món ăn khác nhau toàn bộ gia đình sẽ quây quần bên mâm cỗ, và ở một số gia đình họ còn dọn thêm cả vị trí dành cho các thành viên đã qua đời.

Thức ăn trong bữa tiệc Giáng sinh thường khác nhau tùy vào từng vùng miền, nhưng truyền thống nhất vẫn làm theo 12 món nghĩa là tượng trưng cho 12 tông đồ của Chúa Giêsu.

giáng sinh ở Nga 2

Nhảy múa trong đêm Giáng sinh 

Phong tục đón Giáng sinh ở Nga này rất độc đáo. Theo đó người Nga có truyền thống sẽ đổi áo và đeo mặt nạ đặc biệt là mặt nạ động vật để không ai có thể nhận ra mình. Sau đó mọi người sẽ tổ chức các trò chơi và nhảy múa trong nhà hoặc trên đường phố. Người Nga còn có một phong tục khác đó là sẽ đi từ nhà này sang nhà khác, hát các ca khúc đặc biệt ca ngợi chủ nhà, chúc họ mọi sự tốt lành và họ sẽ mời khách những món ăn ngon hoặc cho tiền.

giáng sinh ở Nga 3

Không tặng quà Giáng sinh vào ngày đầu tiên 

Nếu như ở các nước khác, Giáng sinh là dịp để trao tặng nhau những món quà ý nghĩa cho những người thân yêu thì tại Nga, người ta sẽ không tặng quà cho nhau trong ngày đầu tiên của dịp lễ này. Thay vào đó những món quà có thể sẽ được tặng sau ngày Giáng sinh đầu tiên. 

Ngoài những phong tục đón Giáng sinh ở Nga trên, đất nước này còn có nhiều truyền thông rất độc đáo khác như khi ăn sáng sau đêm giáng sinh thì không nên uống nước, người ta cho rằng như vậy sẽ bị khát liên tục. Hay trong đêm giáng sinh, tuyệt đối không uốn cong bất cứ vật dụng gì hay dệt may nếu như không muốn gặp xui rủi. 

Những phong tục giáng sinh ở Nga thật thú vị đúng không nào? Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày lễ giáng sinh tại đất nước này.

Xem thêm: