Thông tin quy hoạch thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn 2050 vạch rõ vai trò, định hướng phát triển, phân khu chức năng và quy hoạch sử dụng đất.
Thành phố Long Xuyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh An Giang. Sự kiện Long Xuyên được công nhận là đô thị loại 1 vào năm 2020 càng nâng tầm vai trò của thành phố. Đứng trước vai trò mới, thành phố cũng đã sớm đề ra các nhiệm vụ mới, được thể hiện trong bản quy hoạch thành phố Long Xuyên đến năm 2035 – tầm nhìn 2050.
NỘI DUNG CHÍNH
Mục tiêu lập quy hoạch Tp. Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn 2050
- Đáp ứng được yêu cầu, định hướng phát triển của Tp. Long Xuyên trong vùng tỉnh An Giang và vai trò của thành phố trong vùng kinh tế trong điểm vùng ĐBSCL và vùng ĐBSCL.
- Hướng đến sự phát triển đô thị bao gồm: công nghiệp, thương mại, du lịch và khoa học công nghệ.
- Xác định rõ vai trò đô thị hạt nhân của Tp. Long Xuyên, là động lực phát triển kinh tế – xã hội cua tỉnh An Giang.
- Cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh An giang đến năm 2035, xây dựng thành phố có nền kinh tế đa dạng, bền vững; là trung tâm hành chính – chính trị, văn hóa, dịch vục của tỉnh; thu hút đầu tư; có tính cạnh tranh cao trên các lĩnh vực thương mại, dịch vụ; phát triển bền vững gắn liền với yếu tố môi trường.
- Quy hoạch Tp. Long Xuyên hướng đến đô thị nước thông minh, gắn bó chặt chẽ với nước, bảo tồn bản sắc đặc trưng của vùng sông nước. Đồng thời đưa ra các giải pháp để sống chung với nước, với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
- Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại I và đô thị hạt nhân của tỉnh.
- Tạo cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng theo quy hoạch và hình thành các chương trình, dự án đầu tư xây dựng.
Phạm vi ranh giới Tp. Long Xuyên
Thành phố Long Xuyên có tọa độ địa lý: 1008’ – 10026’ vĩ độ Bắc và 105021’ – 105030’ kinh độ Đông. Nằm ở vị trí trung tâm ĐBSCL, bên hữu ngạn sông hậu, được xác định bởi vị trí:
-
Phía Bắc giáp huyện Châu Thành
-
Phía Nam giáp Tp. Cần Thơ
-
Phía Tây giáp huyện Thoại Sơn
-
Phía Đông giáp huyện Chợ Mới
Long Xuyên nắm giữ vị trí trung tâm của tam giác phát triển gồm 3 đỉnh: Tp. HCM, Tp. Cần Thơ và Thủ đô Phnompenh (Campuchia).
Quy mô đất đai
Diện tích
Toàn thành phố có tổng diện tích tự nhiên là 11.536,44 ha. Trong đó: Đất nội thị: 8.458,64 ha, đất xây dựng đô thị: 2.277,65 ha, chỉ tiêu khoảng: 90,13 m2/người.
Dự báo đến năm 2025, quy mô đất xây dựng khoảng 3.000 ha, chỉ tiêu khoảng 110 m2/người. Đến năm 2035, dự báo đất xây dựng khoảng 3.800 ha, chỉ tiêu khoảng 120 m2/người.
Địa hình
Tp. Long Xuyên thuộc khu vực địa hình đồng bằng phù sa, bằng phẳng, độ cao mặt đất tương đối thấp. Cụ thể:
-
Khu vực có cao độ mặt đất từ 2 – 3m: phường Mỹ Long, phường Mỹ Bình và ven trục QL91.
-
Khu vực có cao độ mặt đất từ 1,5 – 2,5m: ven sông các rạch chính như sông Hậu, rạch Long Xuyên và ven các trục lộ.
-
Khu ruộng trũng có cao độ < 1,5m.
Với địa hình như nói trên, ngoài khu vực trung tâm thành phố có cao độ cao nên không bị ngập, còn lại các khu vực khác bị ngập hàng năm.
Dân số, hành chính
Dân số
– Dân số toàn thành phố năm 2017: 285.974 người. Trong đó:
-
Dân nội thị: 252.708 người, chiếm khoảng 88,4%
-
Dân ngoại thị: 33.266 người, chiếm khoảng 11,6%.
-
Mật độ dân số trung bình toàn thành phố là 2.479 người/km2, trong đó khu vực nội thụ 2.988 người/km2, khu vực ngoại thị 1.080,77 người/km2.
– Dân số dự báo đến năm 2035, tầm nhìn 2050:
-
Năm 2025: khoảng 300.000 người.
-
Năm 2035: khoảng 360.000 người.
-
Năm 2050: khoảng 450.000 người.
Hành chính
Tp. Long Xuyên gồm có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm:
-
11 phường: Bình Đức, Bình Khánh, Đông Xuyên, Mỹ Bình, Mỹ Hòa, Mỹ Long, Mỹ Phước, Mỹ Quý, Mỹ Thạnh, Mỹ Thới, Mỹ Xuyên.
-
2 xã: Mỹ Hòa Hưng, Mỹ Khánh.
Kinh tế – xã hội Tp. Long Xuyên
Cơ cấu kinh tế của Tp. Long Xuyên hiện như sau:
-
Thương mại – dịch vụ: 80%
-
Công nghiệp – xây dựng: 18,5%
-
Nông, lâm – ngư nghiệp: 1,5%.
Giai đoạn 2014 – 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục đạt mức cao, trung bình trên 10%.
Kinh tế phát triển kéo thời đời sống của người dân của người dân được nâng cao. Năm 2017, thu nhập bình quân đầu người khoảng 71,05 triệu đồng/người, bằng 1,32 lần thu nhập bình quân đầu người của cả nước.
Quy hoạch phân khu Tp. Long Xuyên
Toàn thành phố sẽ được quy hoạch thành 7 khu vực phát triển, gồm:
Phân khu |
Diện tích |
Dân số |
1/ Khu đô thị Trung tâm lịch sử hiện hữu |
604,11 ha |
70.000 người |
2/ Khu đô thị cải tạo và nâng cấp |
Phía Bắc: 544,47 ha
Phía Nam: 667,29 ha |
Phía Bắc: 40.000 người
Phía Nam: 35.000 người |
3/ Khu đô thị mới phát triển y tế, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật |
869,53 ha |
75.000 người |
4/ Khu đô thị công nghiệp – logistic xanh |
472,76 ha |
15.000 người |
5/ Khu đô thị tích ứng với biến đổi khí hậu |
Phía Bắc: 699,94 ha
Phía Nam: 1.092,53 ha |
Phía Bắc: 31.000 người
Phía Nam: 34.000 người |
6/ Khu đô thị du lịch sinh thái, dịch vụ, vui chơi giải trí và trải nghiệm nông nghiệp Mỹ Hòa Hưng |
2.199,32 ha |
40.000 người |
7/ Khu nông nghiệp và dự trữ phát triển |
– |
– |
Quy hoạch sử dụng đất Tp. Long Xuyên
Được thể hiện như bảng sau:
Quy hoạch phát triển giao thông Tp. Long Xuyên
Giao thông đường bộ
Tp. Long Xuyên được thừa hưởng các tuyến giao thông trong quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn 2050 bao gồm:
-
Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng
-
Đường Hồ Chí Minh
-
Quốc lộ 80
-
Quốc lộ 91
Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các tuyến đường quan trọng sau đây:
-
Đường tỉnh 943
-
Đường vành đai ngoài
-
Đường Nguyễn Văn Linh nối dài
-
Tuyến đường tránh TT Phú Hòa – Thoại Sơn.
Thành phố có 2 bến xe, là: Bến xe hiện hữu phía Nam quy mô 3 ha, đạt tiêu chuẩn bến xe loại 1; và quy hoạch mới bến xe phía Bắc quy mô 1,5 ha, đạt tiêu chuẩn bến xe loại 2.
Giao thông đường thủy
Thuộc miền sông nước, Tp. Long Xuyên có mạng lưới sông rạch dày đặc. Trong đó có con sông chính là sông Hậu và rạch Long Xuyên. Ngoài ra còn nhiều các tuyến nhỏ khác hiện đang đóng vai trò vận chuyển hàng hóa và hành khách.
Giao thông đô thị
-
Các tuyến trục dọc: Quốc lộ 91, đường vành đai thành phố, đường vành đai trong thành phố, đường Ung Văn Khiêm nối dài, đường Hùng Vương,…
-
Các tuyến trục ngang: tuyến nối phà Vàm Cống, tuyến đường trục nối khu công nghiệp – càng Mỹ Thới, đường Trần Quang Khải, đường thành Thiên, đường Phạm Cự Lượng, đường Hàm Nghi,…
Hi vọng với thông tin quy hoạch mới nhất nói trên đã giúp bạn đọc hiểu được vai trò, chức năng và định hướng phát triển của thành phố trong thời gian tới. Ngoài các nội dung nói trên thì trong bản quy hoạch Tp. Long Xuyên 2035, tầm nhìn 2050 còn đề cập đến các nội dung sau: cơ sở lập quy hoạch, hiện trạng phát triển (hiện trạng sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật, chất lượng môi trường), tiền đề phát triển đô thị và các dự báo phát triển, định hướng thiết kế đô thị, định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật, phân đợt đầu tư và các dự án ưu tiên đầu tư, đánh giá môi trường chiến lược,… bạn đọc nếu quan tâm có thể tìm hiểu thêm.
>>> Xem thêm: