Chăm sóc da chân bị khô đúng cách và hiệu quả

Chăm sóc da chân bị khô đúng cách và hiệu quả

Tìm hiểu nguyên nhân và chăm sóc da chân bị khô đúng cách theo lời khuyên từ bác sĩ.

Chăm sóc da chân cơ bản thường tập trung vào yếu tố làm sạch và dưỡng ẩm cho da chân. Tuy nhiên, một số trường hợp, da gặp phải các vấn đề riêng, do tác động từ thời tiết hoặc bệnh lý, đòi hỏi phải có hiểu biết và quy trình chăm sóc khoa học, như da chân bị khô, chăm sóc da chân bị cháy nắng,…

Đối với chăm sóc da chân bị khô, cần xác định đúng nguyên nhân, từ đó có cách xử lý, sử dụng những sản phẩm phù hợp để khắc phục tình trạng da.

Các nguyên nhân khiến da chân bị khô

Do phần da này bị thiếu độ ẩm

Da khô, thậm chí nứt nẻ, bong tróc, chủ yếu ở phần gót chân và mu bàn chân có thể vì nguyên nhân vùng này ít tuyến dầu.

Kích ứng

Nếu đứng quá lâu hoặc mang giày dép có kích thước không phù hợp có thể gây áp lực liên tục lên các vùng của bàn chân, tạo ra ma sát với da khiến chúng bị chai sạn, khô cứng.

Nhiệt và độ ẩm

Giày thể thao mang lại sự tiện lợi, năng động nhưng nếu mang trong thời gian dài sẽ tạo ra môi trường nóng, hút độ ẩm ngược từ da chân. Các đôi giày bít mũi cũng diễn ra tương tự.

Chăm sóc da chân bị khô đúng cách và hiệu quả

Xà phòng

Xà phòng và các hóa mỹ phẩm sử dụng hàng ngày cũng là nguyên nhân gây mất độ ẩm ở da. Chưa kể đến nhiều loại xà phòng hiện nay có hàm lượng chất tẩy rửa cao, gây khô da chỉ trong thời gian ngắn.

Dấu hiệu của lão hóa

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô da kéo dài, lúc này da đang dần yếu đi, mất khả năng giữ nước và trở nên mỏng hơn, rất dễ bị tổn thương. Vì vậy, ở người lớn tuổi, rất dễ bắt gặp tình trạng vùng da chân khô, bong tróc trong thời gian dài, chai cứng.

Da khô do tác dụng từ thuốc và bệnh lý

Một số loại thuốc có tác dụng làm mất nước của cơ thể, gây khô da và khô ở bàn chân. Ngoài ta, một số bệnh lý cũng khiến da chân bị khô:

  • Bệnh chàm: biểu hiện của bệnh này là vảy da khô, giòn và ngứa ở bàn chân.
  • Bệnh vảy nến: bệnh này gây ra các mảng da dày, có vảy và thường xuất phát từ bàn chân.
  • Suy tuyến giáp: bàn chân của những người bị suy tuyến giáp sẽ cực kỳ khô vì không thể điều tiết các tuyến mồ hôi ở bàn chân.
  • Bệnh tiểu đường: bệnh tiểu đường gây tổn thương các dây thần kinh ngoại biên, làm rối loạn điều tiết các tuyến dầu và độ ẩm ở bàn chân, gây ra tình trạng khô, nứt nẻ chân.

Cách chăm sóc da chân bị khô

Như đã đề cập, dưỡng da tay chân bị khô phải xác định đúng nguyên nhân. Nếu là khô vì bệnh lý thì trước hết phải tập trung điều trị bệnh, tránh lạm dụng mỹ phẩm khiến bệnh trở nặng hơn. Riêng với các trường hợp khô da do thời tiết, tuổi tác, tác động từ môi trường,… có thể áp dụng những phương pháp chăm sóc da chân bị khô dưới đây.

Chăm sóc da chân bị khô đúng cách và hiệu quả

Thường xuyên sử dụng sản phẩm tẩy da chết

Tẩy da chết được đánh giá là bước nền tảng đối với việc chăm sóc da nói chung. Bạn có thể sử dụng sản phẩm tẩy da chết vật lý hoặc tẩy da chết hóa học.

  • Các sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý: thường là hỗn hợp dạng hạt, bột hoặc bàn chải, bông tắm,… Cách thức hoạt động là dùng lực để các tế bào da chết được làm mềm và bong ra.
  • Các chất tẩy da chết hóa: dạng kem, gel hoặc chất lỏng. Cơ chế hoạt động của chúng là hòa tan các tế bào chết trên bề mặt da.

Dưỡng ẩm cho da bàn chân

So với các bàn chân có da thường thì bàn chân da khô cần được cấp ẩm thường xuyên với các thành phần có tính dưỡng ẩm cao, như: nha đam, axit hyaluronic, bơ, dầu thực vật, lanolin, dầu dừa,… Đặc biệt nên tránh các loại kem dưỡng ẩm có chứa cồn, hương liệu và màu nhân tạo.

Sau khi tắm và tẩy da chết là thời điểm thích hợp nhất để bổ sung chất dưỡng ẩm cho da chân bị khô.

Mang vớ giữ ẩm đi ngủ

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều sản phẩm thú vị dùng cho các đôi bàn chân bị khô, điển hình như vớ lót gel dưỡng ẩm chứa dầu tự nhiên và vitamin. Sản phẩm này giúp giữ nước và hạn chế tình trạng khô da trên bàn chân. Vào mùa đông, nên đeo vớ để giữ ẩm, không khiến da chân bị khô do quá lạnh.

Nếu tình trạng da chân khô nghiêm trọng hơn, bạn có thể kết hợp bôi kem dưỡng ẩm, sau đó mang vớ chất liệu cotton. Sáng hôm sau rửa chân thật kỹ, cách này sẽ tăng hiệu quả dưỡng ẩm cao hơn.

Chăm sóc da chân bị khô đúng cách và hiệu quả

Cách phòng ngừa tình trạng da chân bị khô

Một số lưu ý nhỏ để hạn chế và phòng ngừa tình trạng khô da ở chân:

  • Lựa chọn giày dép vừa chân
  • Sử dụng nước ấm để tắm và ngâm chân, không sử dụng nước quá nóng hay quá lạnh.
  • Không chà xát quá mạnh khi tắm, chỉ lau nhẹ nhàng bằng khăn sạch và mềm.
  • Tránh các loại xà phòng, sữa tắm có tính tẩy rửa mạnh, có cồn hay hương liệu, phẩm màu,… ưu tiên những thành phần lành tính, tự nhiên.

Chăm sóc da chân bị khô cần kiên trì và theo dõi tình trạng, những thay đổi của da. Hy vọng những ai đang gặp phải tình trạng này sẽ cải thiện được làn da của mình, trở nên tự tin hơn.

Xem thêm:

 

Post Comment