Tất tần tận các món ăn tết nguyên đán không thể bỏ qua

Tất tần tận các món ăn tết nguyên đán không thể bỏ qua

Các món ăn Tết Nguyên Đán luôn là chủ đề hấp dẫn được nhiều người quan tâm. Tết Cổ truyền là dịp để cả gia đình quay quần, sum họp bên những bữa cơm ấm cúng, chính vì thế mà những món ăn truyền thống luôn được ưa chuộng. Hãy cùng điểm qua 16 món ăn không thể thiếu sau đây nhé!

Bánh chưng

Tết đến xuân về trên mâm cổ của người Việt Nam không thể thiếu đi món ăn quen thuộc chưa đựng nhiều ý nghĩa – bánh chưng. Những chiếc bánh vuông được gói khéo léo này tượng trưng cho đất trời cũng là biểu tượng cho nền ẩm thực ngày Tết cổ truyền của đất nước. Có thể nói, bánh chưng trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt là truyền thống  là món ăn đặc trưng thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”. Vì vậy nên trên bàn thờ tổ tiên của mỗi gia đình không thể thiếu được cặp bánh chưng xanh. Bánh chưng được xem là linh hồn của ngày Tết.

Đây là một loại bánh có lịch sử rất lâu đời trong nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Tương truyền loại bánh này đã có từ thời vua Hùng đem lại niềm tự hào dân tộc to lớn. Bánh này được làm từ loại gạo nếp ngon, thịt heo, đậu xanh và được gói vuông vức bằng lá dong sau đó được mang luộc trong khoảng 8 – 10 tiếng cho đến khi chín. Khi ăn bánh dẻo, rất thơm mùi gạo nếp và có màu xanh của lá dong. Chúng ta có thể ăn kèm với dưa hành trong 3 ngày Tết rất ngon.

món ăn Tết Nguyên Đán 1

Bánh tét

Bánh tét mang ý nghĩa hết sức thiêng liêng đó chính là sự hội tụ của đất và trời. Đây là một trong những món ăn truyền thống mà trong mâm cỗ Tết của người miền Trung không thể thiếu. Nếu miền Bắc có bánh chưng được gói bằng lá dong vuông vức thì bánh tét miền Trung và miền Nam sẽ gói bằng lá chuối ấn tượng. Mặc dù giống nhau về nguyên liệu là nếp, thịt heo, đậu xanh nhưng bánh tét sẽ gói lại thành từng đòn hình trụ. Bánh tét thường được siết chặt và ăn ngon hơn bánh chưng vì được lăn, ép sau khi luộc dễ dàng hơn bánh chưng.

món ăn Tết Nguyên Đán 2

Dưa hành

Cùng với bánh chưng, dưa hành là một món ăn khó có thể vắng mặt trong ngày tết cổ truyền của người Việt. Dưa hành thường được muối một lần một năm vào dịp Tết Nguyên đán. Dưa hành có thể dùng để ăn kèm với các món ăn khác sẽ không bị ngán, đặc biệt là các thức ăn nhiều dầu mỡ.

món ăn Tết Nguyên Đán 3

Dưa món

Nếu như miền Bắc ngày Tết có dưa hành thì miền Trung và miền Nam lại có dưa món. Món này được kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau chẳng hạn như củ cải, cà rốt, dưa leo, đu đủ, củ kiệu,…. Ăn thử một miếng bạn sẽ khó cưỡng nổi hương vị kích thích này. Mặc dù nghe qua có vẻ đơn giản, dễ dàng nhưng để có thể làm được dưa món đầy màu sắc và đậm vị thì tốn không ít thời gian và sự tỉ mỉ. Một miếng bánh tét dẻo mềm ăn kèm cùng với dưa món giòn giòn, chua chua mang lại cho người ăn cảm giác lạ miệng rất ấn tượng, một hương vị rất riêng trong những ngày Tết tưng bừng.

món ăn Tết Nguyên Đán 4

Giò lụa

Giò lụa, chả hay chả lụa là tên gọi của món ăn được tạo nên từ hai nguyên liệu cơ bản là thịt lợn thăn, thịt lợn xay kết hợp với nước mắm ngon, gói trong lá chuối và nấu chín. Chả lụa là món ăn vừa bình dân vừa sang trọng trong ẩm thực Việt Nam từ Bắc chí Nam thơm đậm mùi thịt luộc cộng với mùi đặc trưng của lá chuối tươi.

món ăn Tết Nguyên Đán 5

Giò xào

Giò xào hay giò thủ là một món ăn quen thuộc đối với người Việt Nam trong dịp tết, món này được làm từ thịt nấu đông phần đầu lợn hoặc bò. Giò xào có mặt ở nhiều quốc gia với cách chế biến khác nhau. Gia vị để làm giò thủ gồm có hành tây, hồ tiêu, muối ăn, giấm… Giò xào được sử dụng khi đông lạnh hoặc đông ở nhiệt độ phòng. Giò xào là món ăn có thành phần chính là thịt thủ (phần thịt ở đầu con lợn), xào chín cùng một số nguyên liệu khác rồi gói và nén cho thật chặt. Món ăn này thường được người dân miền Bắc ưa chuộng và hiện nay đã phổ biến khắp nước. Giò thường được các gia đình làm để ăn dần trong dịp lễ Tết cổ truyền và được bán tại ở hầu hết các chợ trên toàn quốc.

món ăn Tết Nguyên Đán 6

Xôi gấc

Theo quan niệm của ông bà ta ngày xưa cho biết thì màu đỏ là màu của may mắn, là màu của hạnh phúc lứa đôi. Vì vậy, nhà ai cũng phải có một đĩa xôi gấc vào những ngày rằm, lễ tết, đặc biệt là Tết. Xôi gấc được nấu bằng gạo nếp ngon trộn với gấc tươi rồi cho vào nồi hấp chín. Xôi sau khi nấu, xôi có màu đỏ tươi rất đẹp mắt và hấp dẫn.

món ăn Tết Nguyên Đán 7

Gà luộc

Gà luộc là món không thể thiếu trong bữa tiệc ngày Tết. Từ trước đến nay, người ta luôn tin rằng gà mang lại may mắn, khởi đầu năm mới tốt lành. Người ta chọn những con gà tươi ngon, rửa sạch rồi cho vào nồi cùng với một số gia vị như hạt tiêu, hoa hồi, gừng để luộc. Thịt gà chín vàng, không bị rách da, chấm với muối tiêu chanh ớt. Vị ngọt thơm của miếng gà, chấm với lá chanh và muối tiêu chanh đảm bảo sẽ mang đến một hương vị khó quên.

món ăn Tết Nguyên Đán 8

Nem rán

Nem rán được coi là món ăn dân dã nhưng cầu kỳ nhất vì món ăn này đòi hỏi nhiều nguyên liệu nhưng có thể biến tấu tùy theo vùng miền hay khẩu vị của gia đình. Nem rán có màu vàng vàng bên ngoài, nhân thịt, nấm mèo, rau, củ, giá đỗ bên trong… Món ăn này được rất nhiều người yêu thích và còn được người Việt coi là “quốc hồn quốc túy”. Mặc dù ngày nay có rất nhiều loại nem như: nem rán hải sản, nem rán chay, nem chua rán, nem chua rán… thì nem rán truyền thống vẫn được ưa chuộng hơn cả.

món ăn Tết Nguyên Đán 9

Thịt nấu đông

Thịt đông là món ăn truyền thống được người dân miền Bắc ưa chuộng vào dịp đầu năm. Ở đây người ta thường dùng chân giò, tai lợn, gà, ngan … để nấu món thịt đông. Thịt đông là món ăn độc đáo ngày xuân của miền Bắc. Khi trời lạnh, thịt đông trở nên ngon hơn. Món ăn này được làm từ thịt lợn, đôi khi thịt gà, và một miếng da lợn. Sau đó, tất cả mọi thứ được nấu chín trên lửa nhỏ. Sau khi nấu xong, lấy xoong có thịt ra khỏi bếp và đặt trên sân thượng, đậy nắp lại. Người ta để ăn món này qua đêm dưới cái lạnh của trời cao và đất thấp vào để hôm sau có một nồi thịt đông ngon lành.

món ăn Tết Nguyên Đán 10

Thịt kho tàu

Vào dịp Tết, nồi thịt kho tàu lại là món ăn khơi dậy nhiều cảm xúc và tinh thần gắn kết mọi thành viên trong gia đình. Món thịt kho tàu tuy nhìn có vẻ giản dị nhưng bao năm qua luôn giữ vị trí quan trọng trên mâm cơm Tết. Ở miền Nam khí hậu thường nóng hơn miền Bắc nên không thể nấu thịt đông, vì vậy người miền Nam thường làm một nồi thịt lớn có thể dự trữ khá lâu trong các ngày tết khi chợ buôn bán chưa mở cửa. Chỉ cần hương thơm hấp dẫn, hương vị đậm đà tỏa ra từ nồi thịt kho cùng với chén cơm trắng nóng nghi ngút khói là thấy Tết kề bên. Đó là hương vị của cả tết xưa và cả tết nay. Nhắc đến nồi thịt kho tàu là nghĩ ngay tới những bữa cơm đoàn tụ, món này còn xuất hiện trên cả mâm cúng tổ tiên.

Mỗi khi Tết đến thì nhà nhà đều có một nồi thịt kho tàu, đây cũng là một trong những món ăn truyền thống của người Việt Nam. Từ những miếng thịt ba chỉ tươi ngon và những quả trứng vịt qua bàn tay nấu nướng khéo léo đã tạo ra một nồi thịt kho tàu thơm ngon và hấp dẫn để mọi người cùng nhau thưởng thức trong ngày Tết thật ấm cúng và hạnh phúc.

món ăn Tết Nguyên Đán 11

Nem chua

Người dân Thanh Hóa từ lâu đã coi nem chua là thức quà ý nghĩa và tiện lợi mỗi dịp Tết đến xuân về để thể hiện tình cảm chân thành của mình. Có người giải thích nem chua là món ăn thờ cúng tổ tiên cầu may mắn, thịnh vượng như tục tiến vua trong ngày Tết. Nếu có dịp về thăm Tết miền Trung, bạn sẽ được chiêu đãi rượu cần và “mồi” nem nướng ở đây. Món ăn đặc sản này được chế biến từ thịt lợn, sau khi tẩm ướp gia vị, thịt được gói trong lá ổi hoặc lá chùm ruột để vài ngày để có vị chua chua, giòn giòn, cay cay rất bắt vị.

món ăn Tết Nguyên Đán 12

Tôm chua

Đây là một món ăn được ưa chuộng trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung. Tôm chua, một đặc sản của Huế. Vị ngọt của tôm, vị béo ngậy của thịt, vị cay cay thơm của riềng, tỏi ớt hòa cùng vị chua của tôm, vị chua của khế, vị đắng của sung, vị thơm của rau thơm… tất cả tạo nên một “bản giao hưởng hương vị” hấp dẫn mà ai ăn rồi cũng phải nhớ mãi.

món ăn Tết Nguyên Đán 13

Lạp xưởng

Một trong những món ăn dân dã ở miền nam mà ai cũng biết đó chính là món lạp xưởng. Mỗi khi Tết đến xuân về, lạp xưởng lại là thứ không thể thiếu trên mâm cơm của người miền Nam… Lạp xưởng là món ăn có xuất xứ từ Trung Quốc và được rất nhiều người Việt Nam yêu thích. Chúng được làm từ thịt nạc và mỡ lợn xay nhuyễn trộn với rượu, đường rồi nhồi vào ruột heo khô để lên men tự nhiên cho chín. Đó là lý do tại sao xúc xích có vị hơi ngọt. Khi ăn với cơm món này rất bắt vị.

món ăn Tết Nguyên Đán 14

Canh khổ qua nhồi thịt

Với mỗi gia đình miền Nam thì món canh khổ qua nhồi thịt rất quen thuộc trong cuộc sống thường ngày. Và nó cũng được ưa chuộng trong những ngày Tết với ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn trong năm cũ đi qua. Không chỉ vậy, đây cũng là món ăn bổ dưỡng giải nhiệt cơ thể trong những ngày xuân vui chơi.

món ăn Tết Nguyên Đán 15

Dưa giá

Với đặc tính mát, vị giòn ngon nên món dưa giá được rất nhiều người ưa chuộng để giải nhiệt trong những ngày Tết Nguyên Đán. Dưa giá thường được dùng cùng với cơm, thịt kho tàu, giải ngấy rất hiệu nghiệm. Thành phần chủ yếu tạo nên món dưa giá bao gồm giá, hẹ, cà rốt rất tốt cho sức khỏe và kích thích vị giác.

món ăn Tết Nguyên Đán 16

Trên đây là các món ăn Tết Nguyên Đán vẫn được yêu thích từ xưa đến nay. Bạn có thể tham khảo để làm cho gia đình. Chúc bạn có một mùa Tết 2022 tràn ngập những niềm vui và hạnh phúc.

Xem thêm: