Hạt óc chó: tất tần tật những điều nên biết trước khi dùng

Hạt óc chó: tất tần tật những điều nên biết trước khi dùng

Hạt óc chó được xem là loại thực phẩm tuyệt vời với hàm lượng protein và khoáng chất cao. Tuy nhiên, việc hiểu và sử dụng hiệu quả hạt óc chó không phải ai cũng biết.

Tại Việt Nam, hạt óc chó chỉ mới được mua bán phổ biến trong khoảng 10 năm trở lại đây. Trước đó, do giá thành khá cao và chưa hiểu tường tận về tác dụng nên loại hạt này ít người mua.

Hiện nay, hạt óc chó được xem là sản phẩm dinh dưỡng thông dụng. Sở hữu giá trị dinh dưỡng cao và có hiệu quả tốt cho sức khỏe, hạt óc chó thường được làm quà biếu, tặng.

Hạt óc chó là gì?

Hạt óc chó tên tiếng Anh là walnut hay còn được gọi là quả Hồ Đào hay quả Hạnh đạo. Quả óc chó có nguồn gốc ở Ấn Độ và các vùng xung quanh Biển Caspi, do đó nó được gọi là quả óc chó Ba Tư.

Loại thực vật này có rất nhiều giống loài khác nhau phân bố khắp nơi trên thế giới, từ Đông u sang Nhật Bản, từ đông nam Canada tới California. Hạt óc chó là sản phẩm của cây óc chó – một loại thực vật thân gỗ cao lớn.

Theo thống kê, hiện nay quả óc chó được trồng phổ biến nhất tại Trung Quốc và Mỹ. Mỹ sản xuất thương mại đứng thứ 2 thế giới, với sản lượng khoảng 294.000 tấn mỗi năm, chỉ đứng sau Trung Quốc với 360.000 tấn mỗi năm.

Hạt óc chó: tất tần tật những điều nên biết trước khi dùng

Các loại hạt óc chó

Dựa vào các tiêu chí khác nhau mà cách phân loại hạt óc chó cũng có sự khác biệt. Về có bản sẽ có 2 cách phân loại như sau:

– Nếu dựa vào giá trị dinh dưỡng, hạt óc chó sẽ được chia thành 5 loại phổ biến gồm:

  • Hạt óc chó Chandler
  • Hạt óc chó Hartley
  • Hạt óc chó Howard
  • Hạt óc chó Tulare
  • Hạt óc chó Vina

– Dựa vào màu sắc và đặc tính của vỏ sẽ có 4 loại:

  • Hạt óc chó Anh (hoặc Ba tư)
  • Hạt óc chó Đen
  • Hạt óc chó Trắng
  • Hạt óc chó Đỏ

Hạt óc chó: tất tần tật những điều nên biết trước khi dùng

Tác dụng và giá trị dinh dưỡng từ hạt óc chó

Hạt óc chó được xem là loại thực phẩm có chứa chất béo omega-3 và chứa lượng chất chống oxy hóa cao hơn hầu hết các loại thực phẩm khác. Chính xác các thành phần tạo nên giá trị dinh dưỡng của hạt óc chó là gì? Những thành phần này có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe?

a. Thành phần dinh dưỡng của hạt óc chó

– Trong hạt óc chưa có chứa hàm lượng cao vitamin và khoáng chất:

  • Đồng: Khoáng chất này thúc đẩy sức khỏe của tim. Nó cũng giúp duy trì chức năng của xương, thần kinh và hệ thống miễn dịch.
  • Axit folic: Còn được gọi là folic hoặc vitamin B9, axit folic có nhiều chức năng sinh học quan trọng. Thiếu axit folic khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh.
  • Photpho: Khoảng 1% cơ thể được tạo thành từ phốt pho, một khoáng chất chủ yếu có trong xương.
    Vitamin B6: Vitamin này có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ sức khỏe thần kinh. Thiếu vitamin B6 có thể gây thiếu máu.
  • Manga: Khoáng chất vi lượng này được tìm thấy với số lượng cao nhất trong các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả.
  • Vitamin E: So với các loại hạt khác, quả óc chó chứa hàm lượng cao của một dạng vitamin E đặc biệt gọi là gamma-tocopherol.

– Các loại hợp chất khác như:

  • Axit ellagic: Quả óc chó có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn bất kỳ loại hạt thông thường nào khác.
  • Catechin: Catechin là một chất chống oxy hóa flavonoid có thể có nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, bao gồm thúc đẩy sức khỏe của tim.
  • Melatonin: Neurohormone này giúp điều chỉnh đồng hồ cơ thể. Nó cũng là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Axit phytic: Axit phytic, hay phytate, là một chất chống oxy hóa có lợi, mặc dù nó có thể làm giảm sự hấp thu sắt và kẽm từ cùng một bữa ăn.

b. Các tác dụng nổi bật của hạt óc chó

Với hàm lượng dưỡng chất nêu trên, hạt óc chó rất có lợi cho sức khỏe, đồng thời có thể hỗ trợ ngăn ngừa nhiều loại bệnh nguy hiểm ở người.

Về cơ bản, hạt óc chó mang để 9 tác dụng nổi bật như sau:

  • Cải thiện sức khỏe tim mạch
  • Củng cố động mạch
  • Ngăn ngừa sỏi mật
  • Bảo vệ xương
  • Hỗ trợ quá trình phát triển của trẻ nhỏ
  • Bổ thận tráng dương ở nam giới
  • Đem lại giấc ngủ ngon
  • Kiểm soát đường huyết
  • Ngăn ngừa ung thư

Hạt óc chó: tất tần tật những điều nên biết trước khi dùng

Hạt óc chó có vị gì?

Những người chưa từng sử dụng hạt óc chó sẽ khá thắc mắc về mùi vị của loại hạt này. Việc sở hữu quá nhiều chất dinh dưỡng liệu có làm hạt óc chó trở nên khó ăn?

Không hổ danh là vua của các loại hạt, mùi vị của hạt óc chó cực kỳ dễ ăn. Mặc dù vỏ ngoài trong sần sùi, xấu xí nhưng bên trong là lớp nhân có hương thơm dễ chịu, vị bùi – béo ngậy. Hạt óc chó lúc đầu sẽ có vị hơi đắng đắng đầu lưỡi, nhưng nhai càng lâu thì hậu ngọt càng được cảm nhận rõ rệt.

Nếu hạt óc chó đã qua sơ chế như: rang, sấy,… vị sẽ còn dậy lên mùi thơm đặc biệt hơn và ăn rất dễ ghiền.

Những người nên và không nên dùng hạt óc chó

Mặc dù được đánh giá cao về dinh dưỡng và có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được loại hạt này. Tùy theo thể trạng và một số bệnh lý nền, trước khi mua để dùng, anh/chị nên xem xét mình thuộc nhóm được hay không được ăn hạt óc chó để đảm bảo an toàn.

a. Những ai nên ăn hạt óc chó?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ, nên bổ sung hạt óc chó vào chế độ ăn uống của các đối tượng sau đây:

  • Bà bầu
  • Thai nhi, trẻ em
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Vợ chồng hiếm muộn
  • Người già đau yếu
  • Bệnh nhân tiểu đường
  • Bệnh nhân ung thư
  • Người ăn uống thất thường
  • Người gầy, yếu muốn bổ sung dinh dưỡng hàng ngày

Nếu bạn thuộc nhóm các đối tượng nêu trên, có thể sử dụng hạt óc chó theo hướng dẫn sau:

  • Đối với bà bầu: nên dùng hạt óc chó từ tháng thứ 4 thai kỳ trở đi và các chuyên gia khuyên nên dùng từ 6-8 hạt/ngày.
  • Đối với trẻ nhỏ: nên dùng từ 1-2 hạt óc chó/ngày và nên chế biến hạt óc chó thành các loại món ăn, thức uống lỏng dễ dùng do hệ tiêu hóa.
  • Đối với người lớn tuổi: nên dùng 6-9 hạt/ ngày và có thể tăng hàm lượng thêm 1-2 hạt/ngày để tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe của hệ tim mạch và hệ thần kinh.
  • Đối với người muốn giảm cân: nên chia hạt thành những khẩu phần ăn nhỏ để dùng trong ngày, cụ thể là 9g cho từng bữa, 3 bữa/ngày: bữa sáng, bữa trưa, bữa tối.

b. Những ai không nên ăn hạt óc chó?

Hạt óc chó có thể gây ra một số tác dụng phụ như: dị ứng, đầy bụng khó tiêu, mắc nghẹn ở trẻ nhỏ,… Vì vậy, khi sử dụng phải cân nhắc kỹ. Các đối tượng sau đây không nên ăn hoặc chỉ ăn ít, phải chế biến kỹ:

  • Người nhạy cảm, dị ứng với các thành phần có trong hạt óc chó
  • Người bị béo phì hoặc dễ tăng cân, béo phì
  • Người bị bệnh hen suyễn
  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi

Một số cách chế biến với hạt óc chó

Hạt óc có có thể sử dụng bằng rất nhiều cách, hoàn toàn có thể ăn sống, chế biến đơn giản hoặc làm nguyên liệu cho các món ăn cầu kỳ.

Để tăng độ ngon và tránh cảm giác chán ngán, bạn có thể tham khảo một số món ăn từ hạt óc chó dưới đây:

  • Sữa hạt óc chó kết hợp với các loại hạt ngũ cốc như: hạnh nhân, đậu đen
  • Cháo yến mạch + hạt óc chó
  • Tôm sốt chua ngọt + hạt óc chó rang bơ
  • Cật heo xào hạt óc chó
  • Canh bí đỏ hạt óc chó
  • Hạt óc chó ngào mật ong
  • Hạt óc chó rang mè
  • Hạt óc chó rang muối
  • Hạt óc chó rang bơ
  • Hạt óc chó nướng
  • Salad hạt óc chó sốt cam
  • Gà tẩm hạt óc chó chiên gòn
  • Bánh mì hạt óc chó

Hạt óc chó: tất tần tật những điều nên biết trước khi dùng

Từ những nội dung liên quan đến hạt óc chó vừa nêu trên, hy vọng bạn đã có đủ thông tin để an tâm sử dụng loại hạt này vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Để biết thêm về cách bảo quản và giá thành hạt óc chó, có thể tham khảo qua bài viết mới trên website.

>> Xem thêm:

Post Comment