5 mục tiêu kinh tế quan trọng của An Giang trong năm 2021

5 mục tiêu kinh tế quan trọng của An Giang trong năm 2021

Năm 2021, An Giang có nhiều mục tiêu kinh tế quan trọng để phấn đấu và tỉnh vẫn đang nỗ lực để hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra.

Những mục tiêu quan trọng

  1. Kỳ vọng mời gọi thành công và cấp chấp thuận chủ trương đầu tư cho ít nhất 5 dự án đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, quy mô lớn. Diện tích sử dụng đất trên 200 ha cho mỗi dự án. Tổng diện tích sử dụng đất trên 1.000 ha. Vốn đầu tư vào lĩnh vực này đạt tối thiểu 2.000 tỷ đồng và giải ngân trên 50%.
  2. Mời gọi thành công và cấp chấp thuận chủ trương đầu tư tối thiểu 10 dự án đầu tư vào phát triển du lịch, kết cấu hạ tầng, thương mại và dịch vụ. Tổng vốn đầu tư vào các lĩnh vực này tối thiểu đạt 3.000 tỷ đồng và giải ngân trên 50%.
  3. Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức với ít nhất 3 hội nghị xúc tiến đầu tư trực tuyến với các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Mỹ, Đài Loan, Thái Lan, Singapore… với mục đích đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế, mời gọi các nhà đầu tư tiềm năng, có thế mạnh trong nhiều lĩnh vực.
  4. Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, có tác động lan tỏa và kết nối chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu. Mặc dù đẩy mạnh thu hút đầu tư nhưng An Giang xác định chỉ thu hút và hợp tác đầu tư có chọn lọc theo hướng lấy chất lượng và hiệu quả làm đầu, đồng thời bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên.
  5. Tập trung thu hút vào lĩnh vực có thế mạnh của địa phương như phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất giống thủy sản và cây trồng, công nghiệp chế biến, du lịch…

5 mục tiêu kinh tế quan trọng của An Giang trong năm 2021 2

Làm thế nào để thực hiện?

Để thực hiện được 5 mục tiêu đã đề ra nói trên, UBND tỉnh An Giang hiện đã, đang và sẽ chuẩn bị tốt mọi điều kiện và lợi thế, cụ thể:

  • Chuẩn bị tốt điều kiện cơ sở hạ tầng, tạo quỹ đất sạch, quy hoạch và tạo vùng nguyên liệu để hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư;
  • Phát huy và tận dụng lợi thế của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long để tranh thủ cơ chế chính sách, phân bổ nguồn lực đầu tư từ Trung ương;
  • Tập trung hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ các hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh;
  • Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách, thủ tục đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư tiếp cận và tiến hành đầu tư.

UBND tỉnh An Giang cũng xác định, việc thu hút đầu tư phải gắn liền với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng chuyển dịch hợp lý từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Nông nghiệp là nền tảng kinh tế của tỉnh, còn công nghiệp, dịch vụ và du lịch và động lực để tỉnh phát triển.

Xem thêm:

Post Comment