Quyết liệt phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

Quyết liệt phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

Dự báo trong thời gian tới,  bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò sẽ tiếp tục lây lan trên diện rộng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang đã nhanh chóng có các biện pháp quyết liệt để phòng, chống bệnh.

Số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò lần đầu tiên xuất hiện vào Việt Nam từ tháng 10/2020. Hiện nay trên cả nước có khoảng 1.660 ổ dịch xảy ra tại 1.622 xã thuộc 204 huyện của 29 tỉnh, thành. Số gia súc mắc bệnh thống kê được trên 44.700 con, trong đó có 5.100 con bị chết và tiêu hủy.

Yêu cầu đối với các đơn vị chức năng và thú y tại địa phương

Trước tình hình đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang đã có công văn số 1052/SNNPTNT-CCCNTY đề nghị UBND huyện, thị xã và thành phố nhanh chóng chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với lực lượng thú y địa phương thực hiện:

  • Rà soát, thống kê các hộ chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn;
  • Hướng dẫn người chăn nuôi chủ động giám sát dịch bệnh và kịp thời báo cáo nếu dịch bệnh xảy ra;
  • Xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không khai báo kịp khiến dịch lây lan;
  • Tổ chức kiểm tra các trường hợp buôn bán, vận chuyển gia súc trái phép trên địa bàn, nhất là ở khu vực biên giới;
  • Xử lý mạnh tay các trường hợp nhập lậu trâu, bò qua tuyến biên giới và vận chuyển trâu, bò không rõ nguồn gốc;
  • Tăng cường tuyên truyền thông tin để người dân hiểu rõ được nguy cơ và tác hại của dịch bệnh.

Quyết liệt phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò 1

Yêu cầu đối với Trạm chăn nuôi và Thú y huyện, thị xã, thành phố

Công văn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn yêu cầu Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh chỉ đạo các Trạm chăn nuôi và Thú y huyện, thị xã, thành phố thực hiện:

  • Hướng dẫn người chăn nuôi chủ động giám sát, kịp thời phát hiện các trường hợp gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh và báo ngay cho cơ quan chuyên môn hoặc chính quyền địa phương;
  • Tăng cường tuyên truyền và hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch;
  • Vận động người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hiện vệ sinh, sát trùng;
  • Tăng cường bổ sung khoáng chất, vitamin để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi;
  • Vệ sinh, sát trùng, tiêu độc chuồng trại, khu vực chăn nuôi và khu vực giết mổ;
  • Lấy mẫu xét nghiệm mầm bệnh khi phát hiện vật nuôi bị bệnh hoặc nghi bị bệnh.

Song song với nhiệm vụ chống dịch Covid-19 tại người thì phòng, chống bệnh viêm da cơ địa trên trâu, bò cũng là việc làm hết sức cấp bách lúc này. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu người chăn nuôi toàn tỉnh An Giang không được chủ quan, lơ là dù tới thời điểm này dịch chưa xuất hiện tại tỉnh nhà.

Xem thêm:

Post Comment