Nếu như mâm cơm Tết miền Nam có bánh tét, thịt kho tàu, lạp xưởng, canh khổ qua, chả lụa,… thì mâm cơm Tết miền Bắc có gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá những món ăn ngày tết miền Bắc không thể thiếu qua bài viết dưới đây.
NỘI DUNG CHÍNH
Bánh chưng, bánh dày
Bánh chưng tượng trưng có đất, bánh dày thể hiện cho trời. Đây là hai món bánh truyền thống, không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Mỗi dịp tết đến xuân về, người dân miền Bắc lại dâng lên ông bà tổ tiên cặp bánh chưng bánh dày với mong ước một năm mới bình an, mưa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi, nảy nở. Không chỉ thưởng thức, hoạt động gói bánh chưng, bánh dày cũng là một nét văn hóa ở mỗi gia đình miền Bắc.
Dưa hành
Ẩm thực ngày tết miền Bắc chính hiệu không bao giờ được thiếu món dưa hành muối chua. Đây là một món ăn dân dã, giản dị với cách chế biến cực kỳ đơn giản. Để chế biến món dưa hành, người ta sẽ sử dụng hành củ và thực hiện theo phương pháp lên men vi sinh.
Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận có vị chua, hơi cay nhẹ, rất thích hợp để ăn cùng với bánh chưng và thịt đông để “giải cơn ngán”. Vào ngày Tết, rất nhiều người thích ăn dưa hành vì dễ ăn, ăn không bị ngán lại tốt cho đường tiêu hóa.
Giò thủ
Một trong những món ăn tết miền Bắc không thể thiếu đó là giò thủ. Món này này được chế biến từ phần thịt ở đầu lợn, kết hợp với nấm mèo và các gia vị truyền thống khác. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị thơm của tiêu, giòn giòn, thơm béo của thịt và nấm hương. Ăn hoài món ăn này bạn chỉ thấy mê chứ không lo bị ngán đâu nhé!
Nem rán
Trong danh sách những món ăn tết miền Bắc, ta không thể không nhắc đến món nem rán. Một món ăn đơn giản thôi nhưng cũng đủ góp phần tăng thêm hương vị cho mâm cơm Tết thêm trọn vẹn.
Nem rán với vẻ ngoài vàng óng, bên trong có thịt, mộc nhĩ, rau củ, tiêu,… Khi ăn chấm cùng chén nước mắm chua ngọt, bạn sẽ cảm nhận được vị giòn tan, đậm đà hấp dẫn, gây thương nhớ.
Miến măng gà
Miến măng gà là món ăn thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm ngày Tết của người miền Bắc. Thịt gà nấu cùng với măng mang đến một hương vị vô cùng hấp dẫn.
Thông thường, người miền Bắc sẽ sử dụng măng khô để chế biến món ăn này. Với hương vị đặc trưng của măng khô sẽ làm cho món ăn thêm phần hài hòa, hấp dẫn, giúp người ăn không có cảm giác bị ngán.
Thịt bò xào rau củ
Để bữa cơm ngày Tết miền Bắc không bị ngán và đầy đủ dinh dưỡng, các chị em hãy thử trổ tài món rau thập cẩm xào thịt bò. Với các loại rau đặc trưng trong ngày Tết như cà rốt, hành tây, cần tây,…và vài lạng thịt bò là chúng ta đã có ngay món thịt bò xào thơm ngon, hấp dẫn rồi.
Phần thịt bò xào chín tới mềm ngọt, hòa quyện với vị giòn ngọt của rau sẽ khiến mâm cơm ngày Tết gia đình thêm phần hấp dẫn.
Măng khô hầm chân giò
Đến chơi tết nhà nào ở miền Bắc, các bạn cũng dễ bắt gặp món chân giò hầm măng khô. Đây là món ăn quen thuộc trong ngày Tết của người miền Bắc có từ xa xưa. Món ăn mang hương vị gần gũi, bình dị với phần măng khô dai giòn, hòa quyện với vị ngọt béo của thịt chân giò. Bên cạnh đó, cách chế biến món ăn này cũng cực kỳ đơn giản để các chị em nội trợ có thể trổ tài.
Gà luộc
Với người miền Bắc, gà luộc là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết dâng lên ông bà tổ tiên. Đặc biệt, trong thời khắc giao thừa, mỗi gia đình sẽ dâng lên ông bà tổ tiên con gà trống luộc nguyên con để thể hiện lòng biết ơn, lòng thành kính và cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc.
Để món gà luộc thơm ngon, ngọt thịt, màu sắc bắt mắt, người luộc gà cần để nhiều cái tâm và công sức. Thay vì luộc gà theo cách truyền thống, bạn có thể sử dụng thêm các nguyên liệu khác để luộc gà như lá chanh, lá ngải, lá trà, lá dứa…để tăng thêm hương vị cho món ăn.
Các loại giò
Trong văn hóa ẩm thực của người miền Bắc có nhiều món giò khác nhau. Mỗi loại giò sẽ có một hương vị đặc trưng riêng do được làm từ các nguyên liệu khác nhau. Trong đó có một số loại giò được người miền Bắc sử dụng nhiều trong ngày Tết như giò lụa, giò ngựa, giò bì, giò me, giò bò, giò thủ, giò gà, giò ngũ sắc,…
Thịt đông
Thịt đông là món ăn truyền thống trong ngày Tết của người miền Bắc. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, nguyên liệu dễ tìm mua. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị mềm, thanh mát, thơm ngọt cực cuốn. Món ăn này sẽ ngon nhất khi ăn kèm với dưa hành và cơm nóng. Thịt không ăn hết có thể bảo quản trong tủ lạnh trong khoảng 5 – 6 ngày.
Hy vọng với những món ăn ngày tết miền Bắc trên đây sẽ giúp bạn có thêm gợi ý cho mâm cơm Tết gia đình. Chúc bạn có một năm mới bình an, hạnh phúc, tài lộc đầy nhà, sự nghiệp tiến tới, vạn sự như ý.
>>>> Xem thêm: