Thời gian qua, đất An Giang trở thành chủ đề nóng sốt trên các diễn đàn về bất động sản. Tuy nhiên, đằng sau bức tranh sáng màu được nhắc đến là những góc khuất của thị trường.
Các doanh nghiệp và giai đoạn này đang đặt nhiều sự chú ý cho các thị trường nhà đất ở tỉnh, những nơi có sự dồi dào về quỹ đất và nhiều tiềm năng phát triển theo sức bật của hạ tầng – kinh tế. Bất động sản An Giang nhanh chóng tham gia vào đường đua với bước đệm khá vững chắc từ hệ thống giao thông cùng sự xuất hiện của những ông lớn trong giới đầu tư địa ốc.
Thị trường sôi động, giao dịch tăng nhanh khiến lượng người đổ về đây tìm kiếm cơ hội ngày càng lớn. Mặt bằng giá đất An Giang bắt đầu dịch chuyển, cơ hội cho nhà đất An Giang giá rẻ cũng dần khó khăn hơn. Không riêng gì đất nền An Giang, đất thổ cư mà ngay cả đất vườn An Giang, đất ruộng An Giang cũng đồng loạt khởi sắc. Thế nhưng, đằng sau phần nổi của thị trường là không ít bất cập và khó khăn còn tồn đọng, cần sớm được tháo gỡ.
Giá đất tăng chóng mặt, đặt nghi vấn “sốt ảo”
Thực ra, khách quan để nhìn nhận thì tiềm năng của nhà đất An Giang đều dựa trên cơ sở có thật, nhưng mức độ đồng đều, cam kết ở mọi khu vực thì chưa hẳn đã xảy ra. Dù muốn hay không, khi giá liên tục nhảy vọt, sự nghi vấn đều phải được đặt ra.
An Giang là tỉnh vừa có đồng bằng, vừa có địa hình núi non hùng vĩ. Theo cảnh báo của các nhà khoa học và nhà quản lý, hiện tượng nước biển dâng có thể nhấn chìm đến 1/3 diện tích ĐBSCL trong vài thập niên tới, tuy nhiên, An Giang là tỉnh gần như không chịu tác động của tình trạng do biến đổi khí hậu gây ra này. Minh chứng rõ nhất là vào các mùa lũ, khi mưa lớn kéo dài kết hợp với triều cường, những đô thị trung tâm ở vùng hạ lưu như Hậu Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau,… đều rơi vào tình trạng ngập sâu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, giao thông đi lại của người dân. Cũng thuộc vùng hạ lưu sông Hậu nhưng Tp. Long Xuyên gần như rất ít khi bị ngập, hoặc nếu có thì tình trạng cũng không đáng kể.
Môi giới Trần Văn Thành, với nhiều năm kinh nghiệm cho biết: “Chính yếu tố địa hình, điều kiện tự nhiên “an toàn” trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã góp phần tạo nên sức hút mạnh mẽ của thị trường bất động sản An Giang”. Ngoài ra, môi giới này cũng không quên nhắc đến yếu tố then chốt mang tên hạ tầng. Sự hoàn thiện hệ thống kết nối giao thông giữa An Giang và Tp. Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ càng tạo ra dòng chảy thông suốt cho nhà đầu tư.
Hiện nay, khi khảo sát một vòng qua các trang mua bán bất động sản, có thể nhận thấy giá bán đều ở mức cao hơn rất nhiều lần so với giá cho UBND tỉnh ban hành. Một người dân chia sẻ, vào năm 2019, anh có mua lô đất tại khu đô thị Sao Mai Bình Khánh 5 với diện tích 90m2, giá 830 triệu đồng. Giữa năm 2020, có người rao bán nền kế bên với giá 1,2 tỷ đồng; trên ứng dụng “Chợ Tốt”, giá còn nhảy lên mức 2,43 tỷ đồng. Không thể, đất An Giang giờ lại nóng đến như vậy.
Tương tự, trước đó, con đường mới mang tên Hòa Thạnh kết nối Quốc lộ 91, đường Trần Hưng Đạo đi vào chợ Cái Sắn, trung tâm TP. Long Xuyên và huyện Thoại Sơn, TP. Cần Thơ… cũng đã từng tạo nên cơn sốt giá đất. Đất gần chợ vốn đã nóng nay có thêm trục đường “vàng” lại càng được săn đón, cứ thế giá đất nhảy múa không ngừng.
Việc tăng giá do nhu cầu tìm mua nhà đất tăng cao là điều dễ hiểu, phản ánh được tính chất thị trường nhưng nếu không quản lý chặt, rất dễ biến tượng và bị giới đầu cơ thao túng.
Thách thức từ thủ tục hành chính
Hiện tại, số lượng doanh nghiệp đổ vốn vào An Giang không ít, đủ các dự án từ quy mô vừa đến lớn, từ phân khúc tầm trung đến cao cấp. Nhu cầu về nguồn cung tại thị trường rất lớn, do đó, đây chính là thời điểm lý tưởng để hình thành chuỗi các dự án chất lượng.
Tuy nhiên, đại diện từ các doanh nghiệp cho rằng, thách thức duy nhất đối với BĐS An Giang thời điểm này chính là thủ tục hành chính. Ví dụ như để triển khai đầu tư một dự án, tỉnh cần có đề cương, 1 khung hướng dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước nắm rõ các bước từ giai đoạn đăng ký đầu tư cho đến khi dự án hoàn thành (trong đó quy định rõ từng công đoạn, trách nhiệm và quyền hạn của từng cá nhân, cơ quan có thẩm quyền). Vì còn thiếu đồng bộ trong thủ tục hành chính nên sẽ mất thời gian để xem xét, bàn bạc. Lúc đó, doanh nghiệp phải gồng mình với các khoản vay mà quy trình vẫn kéo dài, dẫn đến chi phí dự án bị đội lên, giá thành cao sẽ khó tiếp cận với khách hàng.
Đất An Giang sôi động, nhộn nhịp giữa lúc nền kinh tế nhiều biến động do dịch bệnh là tín hiệu đáng mừng cho giới đầu tư. Tuy nhiên, muốn thị trường phát triển bền vững, chính quyền địa phương nên có công tác quản lý chặt chẽ cũng như thấu hiểu doanh nghiệp nhiều hơn, thực hiện chính sách đầu tư cởi mở và tiến bộ.
>>> Xem thêm: